Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Định vị GPS: Giải pháp quản lý cho doanh nghiệp vận tải và người cầm lái

Từ ngày 1-7-2011, tất cả xe kinh doanh vận tải, hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen). Tuy nhiên do còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, theo văn bản mới nhất của Bộ GTVT thời hạn lắp đặt hộp đen được gia hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1-7.

Theo Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, hộp đen giám sát hành trình xe phải làm sao vừa giúp cho cơ quan nhà nước quản lý và hỗ trợ được cho người lái xe và doanh nghiệp mới phát huy được tác dụng.
Hộp đen thực chất là thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô, một trong những ứng dụng của công nghệ định vị toàn cầu (GPS). Thiết bị này hoạt động bằng cách sử dụng vệ tinh trong không gian để theo dõi tín hiệu từ một thiết bị theo dõi GPS cài đặt trong xe, chính là hộp đen.




Hộp đen có thể được liên kết với một điện thoại di động hoặc với một máy tính trung tâm và cho phép bất cứ ai muốn kiểm tra vị trí của xe và tốc độ của nó từ các tín hiệu được gửi trở lại từ các đơn vị một cách đều đặn.

Lựa chọn hộp đen như thế nào?

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam: Hiện nay toàn quốc có khoảng 400.000 phương tiện kinh doanh vận tải nhưng mới chỉ có một số doanh nghiệp vận tải lớn như Mai Linh, Hoàng Long... triển khai lắp đặt thiết bị này. Còn nếu tính trên  tỉ lệ phần trăm số xe đã lắp đặt thì con số này còn rất thấp vì các doanh nghiệp mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm.



Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp hộp đen với mẫu mã và giá cả khác nhau nên khách hàng có thể cân nhắc và lựa chọn. Nguồn gốc và xuất sứ của các loại hộp đen này cũng rất phong phú bao gồm thiết bị nhập khẩu thì nhiều xuất xứ như Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan... và có cả thiết bị sản xuất trong nước. Giá cả thiết bị giao động từ 400-600 USD/chiếc, tổng chi phí lắp đặt thiết bị, máy chủ, chi phí quản lý chia ra trung bình phải mất khoảng 10 triệu đồng/ xe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Follow Us @soratemplates